Lo ngại xung đột nguyên tử: Trung cộng xây trại tỵ nạn - Dân Làm Báo

Lo ngại xung đột nguyên tử: Trung cộng xây trại tỵ nạn

Neil Connor, Beijing / The Telegraph * VNCH-Ngọc Trương (Danlambao) dịch - Trung cộng có kế hoạch xây các trại tỵ nạn gần biên giới với Bắc Hàn, một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh chuẩn bị đối phó cuộc xung đột có thể xảy ra.

Tỉnh Cát Lâm (Jilin) phía đông bắc TC, với năm địa điểm được chọn làm trại tỵ nạn.

Tài liệu bị lộ từ công ty viễn thông lớn nhất TC - China Mobile, và sau đó được đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội. Tờ Financial Times tiếng Anh đưa tin đầu tiên, bị xóa khỏi internet của TC, nhưng một bản sao chưa được kiểm chứng tái xuất bản trên các trang web tin tức ngoài Hoa lục.

Theo đó, chính quyền địa phương Cát Lâm có kế hoạch lập năm trại tỵ nạn "vì tình hình biên giới TC-Triều Tiên gia tăng nguy hiểm".

Dường như China Mobile được chính phủ giao nhiệm vụ bảo đảm internet sẵn sàng sử dụng tại các địa điểm nầy.

Wei Dongxu, nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh, nói TC chắc chắn sẽ thành lập "cấm khu" biên giới phía đông bắc trong trường hợp chiến tranh.

TC lo ngại dòng người tị nạn tràn ngập, đó là ám ảnh của giới cai trị đảng CS TC muốn duy trì ổn định xă hội.

Tuần trước, một tờ báo ở Cát Lâm xuất bản trang "Những cách thông thường" để tự bảo vệ trong cuộc tấn công hoặc nổ vì vũ khí nguyên tử.

Bản báo cáo không đề cập đến mối đe dọa từ Bắc Hàn hay quốc gia nào khác, nhưng giải thích cách mọi người nên tự bảo vệ trước biến cố nguyên tử.

Lính TC tập trận vùng núi tuyết phủ Trường Bạch, tỉnh Cát Lâm.

Căng thẳng đang leo thang trên bán đảo Triều Tiên, qua việc Bình Nhưỡng bắn hỏa tiễn liên lục địa tân tiến nhất hai tuần trước.

Các viên chức quân sự tuyên bố - TC và Nga bắt đầu các cuộc tập trận "phòng không" liên hợp hôm Thứ hai, ngay khi Hoa kỳ và các đồng minh Á châu tung ra các trò chơi chiến tranh.

Đại tá Wu Quian (phát ngôn viên quân sự TC) nói rằng các cuộc tập trận chung ở Bắc Kinh được tiến hành giúp "bảo đảm thăng bằng chiến lược các lực lượng".

Các thực tập quân sự bắt đầu cùng ngày Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn tiến hành tập trận truy tầm đạn đạo hỏa tiễn.

Wu nói rằng thực tập quân sự TC-Nga, đã công bố vào tháng trước, đang tiến hành để "cùng huấn luyện - kế hoạch tác chiến chống hỏa tiễn, chuẩn bị và điều hợp giữa chỉ huy và khai hỏa hỏa tiễn."

Tờ Global Times (Hoàn cầu thời báo- xuất bản tiếng Anh) rất có ảnh hưởng của TC, mô tả hai cuộc tập trận: "một sự trùng hợp ngẫu nhiên, làm lo ngại đụng độ có thể xảy ra trong tình hình căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên".

TC và Nga đều e ngại về việc khai triển hỏa tiễn THAAD của Mỹ tại Nam Hàn.

Hệ thống hỏa tiễn bảo vệ miền Nam khi bị Bắc Hàn tấn công.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo quân sự tại Moscow và Bắc Kinh tin rằng với radar mạnh mẽ, đủ để giám sát khả năng nguyên tử của họ, vì thế sẽ thay đổi cán cân chiến lược trong khu vực.

**

Phụ lục của người dịch:

Hệ thống phòng thủ ở cao độ giai đoạn cuối - Terminal High Altitude Area Defense (THAAD) system, hoạt động như sau:


1. Radar khám phá mối đe dọa bay đến.

2. Nhận dạng mục tiêu và giao chiến.

3. Hỏa tiễn nghênh cản được phóng lên từ giàn phóng gắn trên xe vận chuyển.

4. Hỏa tiễn nghênh cản (THAAD) dùng động năng tiêu diệt hỏa tiễn đang đến tấn công.

Nói cách khác, đây là hệ thống hỏa tiễn chống hỏa tiễn, ngăn chặn hỏa tiễn của đối phương bay tới tấn công vào giai đoạn cuối, nghĩa là lúc hỏa tiễn đối phương trở vào quỷ đạo và chúi đầu xuống mục tiêu.

Hệ thống THAAD không mang đầu đạn nổ, chỉ tuỳ thuộc vào động năng và sức va chạm mạnh để tiêu hủy hỏa tiễn địch.

Hệ thống nầy ngăn cản các loại phi đạn tầm ngắn và tầm trung, ý tưởng phát xuất từ chiến tranh Iraq, khi ấy hỏa tiễn Patriot của Hoa kỳ phản pháo, bắn chận các hỏa tiễn Scud của Iraq và phát nổ trên không, trước khi đến mục tiêu trên lãnh thổ Do thái.


Chúng tôi chụp lại từ video clip của Wikipedia, cho thấy hỏa tiễn THAAD bên phải, sắp sửa tiêu diệt hỏa tiễn địch, trong khu thí nghiệm hỏa tiễn của Hoa kỳ. Video dùng ảnh phát nhiệt (thermal picture) hầu dễ thấy hơn.

Bạn đọc xem nguyên clip này tại địa chỉ sau:


Tham khảo:





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo